Rất nhiều trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện việc thông báo phát hành hóa đơn mà đã đưa hóa đơn vào sử dụng. Trong những trường hợp này, việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành mà đặc biệt là hóa đơn gtgt điện tử thì doanh nghiệp sẽ phải đối diện với các mức xử phạt hành chính nghiêm khắc. Vậy, làm thế nào để có thể khắc phục được hậu quả của việc xuất hóa đơn nhưng chưa thông báo phát hành?
Cách khắc phục
Để có thể khắc phục được hậu quả của việc xuất hóa đơn nhưng chưa làm thông báo phát hành, người dùng thực hiện theo các bước sau:
-Tiến hành lập và nộp lại thông báo phát hành hóa đơn
– Tiếp đó là thực hiện việc nộp phạt theo quy định
– Cuối cùng là tiến hành kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn chưa thông báo phát hành nhưng đã sử dụng (nếu có).
Lưu ý nhỏ cho các doanh nghiệp là người mua, đối với các doanh nghiệp khi nhận được hóa đơn cần phải tra cứu xem hóa đơn này đã tiến hành thông báo phát hành hóa đơn hay chưa để tránh tình trạng sử dụng hóa đơn chưa thông báo phát hành.
Các mức xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn nhưng chưa thông báo phát hành
Việc xử phạt đối với hành vi xuất hóa đơn nhưng chưa thông báo phát hành đã được quy định rõ ràng vào cụ thể. Theo đó, việc xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành là vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn (Hóa đơn phải gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh, loại trừ trường hợp sử dụng bất hợp pháp hóa đơn). Và có 2 mức phạt đó là:
Xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành đã kê khai, nộp thuế theo quy định: phạt 6.000.000 đồng
Xuất hóa đơn chưa thông báo phát hành, chưa kê khai, nộp thuế, bị cơ quan thuế phát hiện và ra quyết định phạt: phạt 6.000.000 – 18.000.000 đồng.
Hủy hóa đơn đã xuất do bị nhầm lẫn thì cần xử lý thế nào?
Hướng dẫn doanh nghiệp cách kê khai thuế bảo vệ môi trường
Làm thế nào để có thể thực hiện việc thông báo phát hành hóa đơn nhanh nhất?
Những doanh nghiệp mới muốn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử thì cần phải thực hiện các thủ tục theo đúng Thông tư số 32/2011/TT-BTC cụ thể:
– Khoản 1 , Điều 7: (Khởi tạo, phát hành hóa đơn điện tử), Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn: “Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra quyết định áp dụng hoá đơn điện tử gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và chịu trách nhiệm về quyết định này(theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này).”
– Khoản 2, Điều 7: Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 hướng dẫn: “Trước khi sử dụng hóa đơn điện tử, tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử phải lập Thông báo phát hành hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thông báo phát hành hóa đơn điện tử (theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này)”.
Như vậy, ngoài việc nắm rõ các nghiệp vụ về hóa đơn, các quy định pháp lý về việc thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu, các doanh nghiệp cần phải tiến hành tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp phần mền hóa đơn điện tử uy tín và chất lượng để đảm bảo có thể hướng dẫn và thực hiện việc thông báo phát hành hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các doanh nghiệp nắm được cách để khắc phục hậu quả của việc xuất hoa đơn chưa thông báo phát hành.
Được đóng lại.