Những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ là một trong những khiếm khuyết của sự phát triển não bộ của trẻ. Với những trẻ chậm phát triển trí tuệ thì thường có biểu hiện trầm lắng hơn so với những bệnh khác ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ mà các mẹ cần biết.

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có nhiều nguyên nhân gây nên những chủ yếu là những nguyên nhân sau:

  • Do di truyền

  • Do bị ảnh hưởng bởi những tác động trong quá trình mang thai

  • Do trẻ bị ngạt sơ sinh, mắc phải những bệnh trong những năm đầu đời

  • Do mắc hội chứng down, tự kỷ,…

  • Do môi trường sống thiếu sự kích thích, giao tiếp hay những mối quan hệ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ.

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biểu hiện qua ngoại hình

Những trẻ có dấu hiệu chậm phát triển thường có những biểu hiện qua ngoại hình như:

  • Trẻ sơ sinh khi mới sinh có diện mạo không bình thường như mũi tẹt, miệng há, hay lè lưỡi, khoảng cách hai mắt rộng và thậm chí khi sinh trẻ không khóc hoặc khóc rất yếu

  • Khi 6 tháng tuổi mà vòng đầu vẫn nhỏ hơn 43cm, trán hẹp, thấp, chẩm đầu hẹp và đôi khi còn bị co giật. Thường gặp vấn đề khó khăn trong việc bú, nuốt và hay bị sặc sữa

  • Hay khi 6 tháng mà trẻ vẫn lặng lẽ và ít cử động, không quấy khóc

Dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ

Biểu hiện qua sự vận động

  • Khi bế trẻ thì người trẻ duỗi thẳng đờ, quá mềm hoặc quá cứng mà không có những phản xạ khác như co lại

  • Khi đã đủ 7 tháng mà khi ăn vẫn chưa biết nhai, chỉ ngậm đồ ăn mà không nuốt

  • Hai chân trẻ luôn trong trạng thái bắt chéo vào nhau khi đứng lên dẫn đến việc đi lại rất khó khăn

  • Chậm biết đi, khi vận độn thì tay chân lại lóng ngóng và không được linh hoạt như những đứa trẻ bình thường khác.

Biểu hiện qua ngôn ngữ giao tiếp

  • Khi trẻ đã 3 tháng mà vẫn không biết cười đùa khi được người khác hỏi chuyện

  • Trẻ 4 tháng mà vẫn không có phản ứng với những âm thanh của các món đồ chơi

  • Chậm nói và sử dụng rất ít từ ngữ để diễn đạt lời nói và chậm hiểu hơn những đứa trẻ khác ở cùng độ tuổi

Biểu hiện qua khả năng nhận thức

Chậm phát triển biểu hiện qua khả năng nhận thức

  • Trẻ luôn nằm hàng ngày và luôn trong trạng thái thụ động

  • Khi đã được 5 tháng mà chưa có những phản ứng muốn nhận biết với thế giới xung quanh

  • Trẻ đến tuổi đi học gặp phải những vấn đề khó khăn trong việc nhớ những con số và chữ cái và khả năng nhận biết màu sắc và những chi tiết kém

  • Trẻ thường không tập trung, hay bị phân tán, có trí nhớ kém

Biểu hiện qua những hoạt động vui chơi

  • Trẻ 6 tháng mà vẫn không biết dõi theo những đồ vật hay nhìn chăm chú vào những sự vật xung quanh

  • Trẻ sau 6 tháng và 1 năm tuổi mà vẫn hay nghịch tay của mình hoặc hay đưa những đồ chơi vào miệng

  • Hay khi trẻ lớn hơn thì thường không biết chơi đồ chơi mà chỉ ném và đập phá chúng

  • Ít chơi và tiếp xúc với những đứa trẻ cùng tuổi khác và nếu có chơi thì thường thiếu sự hợp tác khi chơi

Chăm sóc tốt cho trẻ và được khỏe mạnh luôn là điều mà bất cứ người làm cha làm mẹ nào cũng quan tâm đầu tiên. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được phát triển bình thường và khỏe mạnh, vì vậy bố mẹ cần theo dõi và nhận biết những dấu hiệu cho thấy trẻ chậm phát triển trí tuệ để hỗ trợ điều trị cho trẻ kịp thời.

Được đóng lại.