Tiêm filler cằm bị sưng có phải là triệu chứng bất thường không? Nguyên nhân và cách khắc phục!
Tiêm filler để làm đẹp cho khuôn mặt nhờ tiêm vào vùng cằm để có một gương mặt thon gọn, V-line mà không cần phải can thiệp dao kéo hiện đang được rất nhiều người yêu thích cái đẹp chọn lựa. Tuy nhiên không ít người sau khi tiêm filler cằm cũng thường gặp tác dụng phụ như sưng phù nề, bầm tím khiến nhiều người hoang mang lo lắng không biết tiêm filler cằm bị sưng có phải là triệu chứng bất thường không.
Vậy thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn thông qua bài viết này nhé!
Tiêm filler cằm bị sưng có phải là triệu chứng bất thường không?
Filler là chất làm đầy có thể nói là có độ tương thích cực cao và an toàn với cơ thể, sau khi tiêm thì vùng tiêm sẽ hầu như không sưng và chỉ hơi đỏ một chút rồi sẽ hết ngay sau khoảng 1- 2 tiếng. Tuy nhiên với những ai có cơ địa mẫn cảm thì vùng tiêm sẽ bị sưng đến 2 – 3 ngày nhưng đây cũng là triệu chứng bình thường mà bạn không cần phải quá lo lắng.
Trong các loại filler thì đều có chứa axit hyaluronic, khi chất này gặp gỡ phần nước tự nhiên dưới da thì sẽ tạm thời bị phồng lên và sưng tấy cho đến khi cơ thể thiết lập lại sự cân bằng. Do vậy dấu hiệu sưng phù sau khi tiêm cũng hoàn toàn bình thường và mức độ ảnh hưởng cũng không quá nghiêm trọng.
Thông thường thì hầu hết các chị em khi tiêm filler cằm bị sưng sẽ gặp phải các mức độ khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết phân biệt ranh giới giữa sự an toàn và nguy hiểm. Bởi có không ít người gặp phải tình trạng sưng tím trong vài tuần, kèm theo các dấu hiệu như chảy dịch, xuất huyết, đau nhức,… Lúc này khả năng cằm bị nhiễm trùng, tổn thương và đối diện với nguy hiểm là rất cao.
Do đó cho dù tiêm filler cằm bị sưng là phản ứng tự nhiên sau khi tiêm nhưng bạn vẫn cần phải theo dõi sát sao, cần chú ý cẩn thận để không phải chịu những hậu quả khó lường.
Nguyên nhân của việc vết sưng không có dấu hiệu thuyên giảm trong vài tuần, cụ thể là do:
- Sử dụng sai loại filler: Việc sử dụng sai chất filler cho từng vùng cơ thể hoặc sử dụng filler giả, kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng là nguyên nhân khiến vùng da bị vón cục, cứng đau, sần sùi.
- Tiêm quá liều: Ngoài kỹ thuật tiêm thì liều lượng filler đưa vào từng vùng cơ thể cũng quan trọng không kém bởi mỗi vùng đều có quy định lượng filler khác nhau. Nếu tiêm quá liều sẽ làm da bị căng, sưng to, dẫn đến chèn và tắc nghẽn mạch máu. Thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, biến chứng, gây hậu quả khôn lường.
- Bị nhiễm trùng: Tiêm filler trong điều kiện môi trường không đảm bảo vệ sinh hay không chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm cũng có thể gây nhiễm trùng, bầm tím và nếu để lâu dần sẽ khiến vùng da tiêm filler bị hoại tử và lan rộng ra các phần khác trên cơ thể.
- Tiêm nhầm vào mạch máu: Việc tiêm nhầm mạch máu khi tiêm filler là cực kỳ nguy hiểm cơ thể. Bởi khi tiêm filler nhầm vào phần tĩnh mạch ở vùng mặt, mũi, có thể khiến filler tràn sang các cơ quan khác gây nên các biến chứng khôn lường. Vì vậy yêu cầu bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn tay nghề cao nếu không khó có thể thực hiện được công đoạn tiêm filler một cách chính xác nhất.
Tuy nhiên sau khi tiêm filler cằm để tránh tình trạng sưng trở nên nghiêm trọng đồng thời giúp nhanh chóng hết sưng thì bạn cũng có thể áp dụng một số cách xoa dịu nhanh chóng sau:
- Chườm đá lạnh: Đây là một phương pháp vừa đơn giản lại hữu hiệu giúp giảm sưng tấy và đau nhức. Bạn có thể chườm đá theo nguyên tắc 5 phút nghỉ 1 phút, lặp lại từ 2 – 3 lần là được. Có thể chườm 2 lần/ ngày vào mỗi sáng/ tối sau khi rửa mặt.
- Đắp trà: Việc đắp trà cũng là phương pháp tiêu viêm, giảm sưng rất tuyệt vời, bạn có thể áp dụng nguyên tắc sau pha 2 túi trà lọc trong cốc nước nóng khoảng 1 phút, vắt bỏ nước, để nguội hoặc cất trong ngăn tủ mát 20 phút nếu bạn muốn chườm lạnh. Tiếp đến đắp lên 2 bên cằm và xung quanh vị trí tiêm, ấn nhẹ nhàng lên. Để 15 phút dùng khăn mềm hoặc bông lau sạch lên cằm.
- Dùng thuốc giảm sưng sau khi tiêm filler từ bác sĩ.
Ngoài ra thì trong thời gian điều trị, chờ vết sưng bầm tan thì bạn cũng cần lưu ý hạn chế tác động hay sờ nắn vào cằm bởi việc vận động mạnh, sờ nắn sẽ vô tình tác động vào cằm khiến vùng da được tiêm bị áp lực. Từ đó khiến cho chất làm đầy bị dịch chuyển và xảy ra sự sai lệch so với vị trí ban đầu.
Nên uống nhiều nước để giảm sưng phù đồng thời giúp cho quá trình đào thải chất lỏng không cần thiết dưới da nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, việc bù lại lượng nước đã bị axit hyaluronic hấp thụ là điều cần thiết để da sớm mịn màng và chắc khỏe trở lại. Đây còn được coi là cách duy trì hydrat hóa, bằng cách uống nước lọc hoặc sinh tố hoa quả. Lưu ý, bạn không nên uống nước dừa và rau má ép để tránh gây xuất huyết tại các vết da bị hở.
Mặt khác lúc ngủ bạn cũng nên tránh nằm sấp, bởi sau khi tiêm filler cằm bị sưng thì việc nằm sấp cũng là nguyên nhân khiến cho vết sưng trở nên nghiêm trọng hơn đồng thời dẫn đến phần cằm bị lệch. Cách tốt nhất là bạn nên nằm ngửa, giữ cao đầu hơn một chút và kê gối cố định mặt.
Thực hiện chế độ ăn khoa học cũng là điều vô cùng quan trọng, bạn chỉ cần điều chỉnh thói quen ăn uống và thực đơn hằng ngày của mình để bảo toàn kết quả tiêm cằm. Chẳng hạn như kiêng ăn thịt gà, đồ hộp, thức ăn nhanh, thịt bò, thịt dê, trứng gà, rau muống, hải sản, xôi nếp, rượu bia,…
Thay vào đó thì nên bổ sung Vitamin (A, C, D, K) và khoáng chất (kali, kẽm,…): súp lơ, cà rốt, cải thìa, cam, bưởi…, chất đạm như thịt lợn, sữa chua, thịt lợn, nhóm sản sinh collagen như nước hầm xương, cá hồi, tỏi, hạt điều,… Ngoài ra bạn có thể dùng dứa, hạnh nhân, hạt dẻ để giảm bầm tím.
Trong trường hợp, sau khi tiến hành tiêm filler bạn có thể theo dõi tình trạng này tại nhà trong 48 giờ đồng hồ. Nếu tình trạng sưng được kiểm soát trong thời gian này bạn sẽ không cần nhập viện theo dõi. Tuy nhiên, nếu diễn biến sưng thêm nặng hơn thì bạn sẽ cần lập tức thông báo với các bác sĩ chuyên khoa để nhận hỗ trợ chăm sóc để tránh biến chứng nguy hiểm
Các triệu chứng bất thường sau khi tiêm filler cần được xem xét kỹ gồm:
– Vùng tiêm filler tiếp tục sưng phù trong nhiều ngày liền không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Kèm theo các cảm giác đau nhức tại vùng da thẩm mỹ và các vùng lân cận.
– Trên da xuất hiện vết bầm tím, mưng mủ hay các dấu hiệu hoại tử.
Tất cả các biến chứng tiêm filler này đều cần được xử lý sớm. Thường thì các bác sĩ sẽ tiến hành nạo vét filler ra khỏi cơ thể để chất làm đầy không gây hoại tử, phá hủy làn da. Và dĩ nhiên cũng chỉ có các bác sĩ chuyên khoa giỏi, có tay nghề mới có thể giúp bạn xử lý các biến chứng nguy hiểm này thôi nhé.
Có thể nói tiêm filler cằm bị sưng có thể là một dấu hiệu tích cực nhưng cũng là một tín hiệu xấu. Do đó tùy vào trường hợp và nguyên nhân khác nhau mà bạn cần chuẩn bị hành trang làm đẹp đúng đắn cho mình mà tránh những rủi ro đáng tiếc nhé.
Xem thêm: Tiêm filler cằm cần lưu ý điều gì?
https://suckhoenews.net/so-sanh-2-mau-dong-ho-casio-nu-baby-g-thuoc-dong-ba-112-mau-doi-lap/
Được đóng lại.